CHÚ PHẬT

THẦN CHÚ PHẬT GIÁO




                        Công dụng và ý nghĩa của những Thần chú

Những người hành trì Kinh Đại Thừa Phật Giáo đều có tụng các Thần Chú trong các thời khoá nhằm mục đích tiêu trừ nghiệp chướng oan khiên, thêm được phước lành tăng trưởng.
Ý nghĩa chữ Thần Chú như trước đã giải thích là lời nói bí mật của chư Phật (Mật ngôn hay Phật ngôn), lời nói đặc biệt này chỉ có các đức Phật trong mười phương nghe biết mà nó không phải là thứ ngôn ngữ thường tình của các chúng sanh trong ba cõi sử dụng, cho nên những thứ ngôn ngữ này người phàm phu không thể nào hiểu rõ. Những ai muốn chư Phật, chư Bồ Tát trong mười phương gia hộ những khổ đau của cuộc đời chỉ cần hành trì Thần Chú được chỉ dẫn sẽ được linh ứng theo sở cầu.
Thần Chú của Mật Tông có nhiều loại và mỗi loại có công dụng riêng, nhưng các Thiền Gia trong các Thiền Môn chỉ chọn khoảng một số Thần Chú để sử dụng trong các buổi lễ như Cầu An, Cầu Siêu, Sám Hối, v.v... gồm có Thần Chú Lăng Nghiêm, Thần Chú Đại Bi và mười Thần Chú khác gọi là Thập Chú. Ý Nghĩa và công dụng các Thần Chú nói trên được giải thích như 
sau :
1.0 BẢO KIẾP ẤN ĐÀ LA NI CHÚ
TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại hồ Bảo Quang Minh, trong vườn Vô Cấu của nước Thiện Thắng. Khi ấy có vô lượng trăm ngàn chư đại Bồ-tát, đại Thanh Văn, trời, rồng, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân đang vây quanh Thế Tôn.

Bấy giờ trong đại chúng có một đại Phạm Chí tên là Vô Cấu Diệu Quang, thông minh học rộng, người thấy hoan hỷ, và luôn tu hành Mười Nghiệp Lành. Ngài đã quy y và hết mực kính tin Tam Bảo. Ngài có trí tuệ sắc bén, luôn luôn mong muốn tất cả chúng sanh viên mãn lợi ích lành và được giàu sang thịnh vượng.

Khi ấy Phạm chí Vô Cấu Diệu Quang từ chỗ ngồi đứng dậy, rồi đi đến chỗ của Phật, nhiễu Phật bảy vòng, và cầm hương hoa để phụng hiến Thế Tôn. Tiếp đến, ngài lấy y phục vô giá tuyệt đẹp, xâu chuỗi anh lạc, và dây chuyền châu báu mà choàng lên Đức Phật.

Sau đó, ngài đảnh lễ với trán chạm sát đôi chân của Như Lai, rồi đứng qua một bên và cung kính bạch rằng:

"Kính mong Thế Tôn và các đại chúng hãy đến nhà của con vào sáng mai để tiếp thọ cúng dường!"

Lúc bấy giờ Thế Tôn lặng yên hứa khả. Khi biết Phật đã nhận lời, Phạm Chí liền vội trở về. Ngay tối hôm đó, ngài chuẩn bị rất nhiều thức ăn nước uống ngon lạ với trăm vị, rưới nước, quét dọn sảnh đường, và treo phan lọng.

Đến sáng hôm sau, Phạm Chí cùng với hàng quyến thuộc cầm theo hương hoa và nhạc khí đến chỗ của Như Lai, rồi thưa rằng:

"Thời khắc đã đến, kính mong Thế Tôn giáng lâm."

Khi ấy Thế Tôn dùng lời hiền hòa để an ủi Phạm chí Vô Cấu Diệu Quang kia, rồi Ngài bảo toàn thể đại chúng rằng:

"Vì muốn cho vị Phạm Chí kia được lợi ích to lớn, chúng đệ tử đều nên tới nhà của ông ấy để tiếp thọ cúng dường."

Bấy giờ Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậy. Khi vừa mới đứng lên, toàn thân của Đức Phật phóng ra muôn loại ánh sáng. Chúng hòa quyện với sắc màu tuyệt đẹp và chiếu soi khắp mười phương. Khi mọi nơi đều đã hay biết, sau đó ánh sáng ấy mới lui tan.

Với lòng cung kính hộ tống Như Lai, lúc ấy Phạm Chí cầm hương hoa vi diệu, cùng hàng quyến thuộc, thiên long bát bộ, Năng Thiên Đế, Phạm Vương, và Bốn Vị Thiên Vương đi ở phía trước dẫn đường.

Khi đó Thế Tôn đi về phía trước không xa, thì đến một khu vườn tên là Phong Tài. Ở trong khu vườn ấy có một ngôi tháp cổ đã mục nát, hư hoại, nằm ngả nghiêng. Gai góc mọc um tùm trước sân, cỏ dại phủ kín cửa ngõ, ngói đá bị chôn vùi, và nó giống như một đồn đất.

Bấy giờ Thế Tôn đi thẳng đến ngôi tháp. Ngay lúc đó ở trên tháp phóng đại quang minh và chiếu sáng rực rỡ.

Ở trong đồn đất vang ra tiếng ngợi khen rằng:

"Lành thay, lành thay, Năng Nhân Tịch Tĩnh Thế Tôn! Những hạnh làm ngày nay của Ngài, thật là cảnh giới cực thiện. Và còn Phạm Chí, hôm nay ông sẽ được lợi ích lành lớn lao."

Lúc ấy Thế Tôn đảnh lễ ngôi tháp cũ kỹ kia, đi nhiễu bên phải ba vòng, và cởi phần trên của y phục đang mặc mà phủ lên nơi đó. Bấy giờ, nước mắt hòa với máu của Thế Tôn chảy xuống. Khi nghẹn ngào rơi lệ xong, Ngài mỉm cười.

Giữa lúc bấy giờ, mười phương chư Phật đồng nhìn lẫn nhau và cũng đều rơi lệ. Rồi mỗi vị đều phóng quang minh chiếu đến ngôi tháp này. Khi ấy đại chúng kinh ngạc vô cùng, nét mặt biến sắc, và ai nấy đều muốn giải đáp điều nghi vấn của mình.

Bấy giờ Kim Cang Thủ Bồ-tát và những vị khác cũng đều rơi lệ.

Ngài cầm chày kim cang đang bốc cháy phừng phừng mà quơ múa vòng quanh, rồi đi đến chỗ của Phật, bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà xuất hiện ánh sáng này? Vì sao mắt của Như Lai rơi lệ như thế? Và do đâu mà mười phương chư Phật kia cũng phóng quang minh tốt lành đến nơi đây? Kính mong Như Lai ở giữa đại chúng, hãy giải trừ hoài nghi của con."

Khi đó Thế Tôn bảo ngài Kim Cang Thủ:

"Tháp báu lớn này tích tụ toàn thân xá-lợi của Như Lai. Vô lượng ức mật ấn Pháp yếu tâm tổng trì của tất cả Như Lai đều ở tại trong đó.

Này Kim Cang Thủ! Do bởi có Pháp yếu này ở tại trong đó, ngôi tháp liền biến thành trùng trùng điệp điệp, không một lỗ hổng như các hạt mè chồng chất lên nhau.

Lại cũng phải biết rằng trăm ngàn ức thân của Như Lai cũng dày kín như các hạt mè chồng chất lên nhau.

Toàn thân xá-lợi của trăm ngàn ức Như Lai và cho đến 84.000 Pháp môn cũng ở tại trong đó.

99 tỷ ức đảnh tướng của Như Lai cũng ở tại trong đó.

Do bởi những điều vi diệu ấy, cho nên ở xung quanh của tháp này mới có sự linh nghiệm thần kỳ, uy đức thù thắng, và có thể phủ khắp tất cả việc cát tường của thế gian."
Khi đại chúng nghe lời Phật dạy, họ đều xa rời trần cấu, đoạn các phiền não, và đắc Pháp nhãn thanh tịnh. Do căn cơ của đại chúng không giống nhau nên điều lợi ích đạt được của mỗi người cũng khác. Có vị đắc Quả Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, hay Đạo Ứng Chân. Có vị đắc Đạo Độc Giác. Có vị tu Đạo Bồ-tát đắc Nhất Thiết Trí hay được không thoái chuyển. Hoặc có vị chứng đắc Địa Thứ Nhất, Địa Thứ Nhì, và cho đến Địa Thứ Mười. Hoặc có vị đầy đủ Sáu Độ. Còn vị Phạm Chí thì được xa rời trần cấu và đắc năm loại thần thông.

Khi thấy việc hy hữu và kỳ đặc này, ngài Kim Cang Thủ thưa rằng:

"Thật là kỳ diệu thay, thưa Thế Tôn! Đại chúng chỉ mới nghe về việc đó mà đã được công đức thù thắng như vậy. Hà huống là nghe diệu lý thâm sâu và chí tâm khởi tín, thì sẽ được bao nhiêu công đức?"

Đức Phật bảo:

"Hãy lắng nghe, Kim Cang Thủ! Vào đời sau, nếu có thiện nam tín nữ cùng bốn chúng đệ tử nào của Ta mà phát tâm biên chép Kinh điển này, thì tức bằng biên chép 99 tỷ ức của tất cả Kinh điển mà chư Như Lai thuyết giảng. Công đức này còn vượt hơn thiện căn mà họ đã gieo trồng ở trước 99 tỷ ức Như Lai. Ngoài ra, họ cũng được tất cả chư Như Lai kia gia trì hộ niệm, như yêu quý con mắt của mình, cũng như mẹ hiền yêu thương và che chở con thơ.

Nếu ai đọc tụng Kinh này, tức là bằng đọc tụng hết thảy Kinh điển của quá khứ, hiện tại, cùng vị lai của chư Phật thuyết giảng.

Do bởi đọc tụng Kinh này, 99 tỷ ức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác đều đến, trùng trùng điệp điệp, dày kín như hạt mè chồng chất lên nhau, không một lỗ hổng. Ngày đêm chư Phật kia đều hiện thân gia trì cho người ấy.

Vô số Hằng Hà sa tất cả chư Phật Như Lai như thế, số trước tụ hội chưa đi, số sau trùng trùng lại đến. Chư Phật vụt đến rồi đi, ví như cát mịn xoáy cuộn ở dòng nước xiết. Chư Phật đi rồi lại đến--không chút đình trệ.

Nếu có người lấy hương hoa, hương xoa, vòng hoa, y phục, và đồ vật trang trí vi diệu để cúng dường Kinh này, thì tức đồng như họ lấy hương hoa cõi trời, y phục, đồ vật trang nghiêm bằng bảy báu, và số ấy tích tụ như núi Diệu Cao, mà mang hết cúng dường ở trước 99 tỷ ức Như Lai. Căn lành mà họ gieo trồng ở Kinh này thì cũng như vậy."
Khi thiên long bát bộ cùng người và phi nhân nghe những lời đó xong, lòng ai nấy đều ngạc nhiên, rồi họ nói với nhau rằng:

"Uy đức của đồn đất đổ nát này thật kỳ diệu! Do bởi thần lực gia trì của Như Lai nên mới hiện ra thần biến như vậy."

Ngài Kim Cang Thủ lại bạch Đức Phật rằng:

"Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà ngôi tháp bảy báu này lại hiện ra như một đồn đất?"

Phật bảo ngài Kim Cang Thủ:

"Đây không phải là một đồn đất, mà là một tháp báu lớn thù thắng vi diệu. Do nghiệp quả thấp kém của chúng sanh nên nó mới ẩn tàng chẳng hiện. Mặc dù tháp ẩn khuất nhưng toàn thân của Như Lai chẳng thể hủy hoại. Thân kim cang tạng của Như Lai thì làm sao có thể hoại diệt được?

Sau khi Ta diệt độ, vào thời Mạt Pháp bức bách sau này, nếu có chúng sanh nào tạo nghiệp phi pháp nên phải đọa địa ngục, không tin Tam Bảo, và không gieo trồng căn lành, do bởi nhân duyên ấy nên Phật Pháp sẽ ẩn mất. Tuy nhiên tháp này thì vẫn kiên cố bất diệt. Đó là vì thần lực gia trì của tất cả Như Lai. Do nghiệp chướng che lấp, chúng sanh vô trí chẳng biết đào lên để dùng trân bảo này. Bởi vậy mà Ta nay rơi lệ, và chư Như Lai kia cũng rơi lệ."
Đức Phật lại bảo ngài Kim Cang Thủ rằng:

"Nếu có chúng sanh nào biên chép Kinh này, rồi an trí vào trong một ngôi tháp, thì tháp đó sẽ trở thành tháp kim cang tạng của tất cả Như Lai, tháp tổng trì tâm bí mật gia trì của tất cả Như Lai, tháp của 99 tỷ ức Như Lai, tháp Phật đảnh Phật nhãn của tất cả Như Lai, và được hết thảy chư Như Lai dùng thần lực bảo hộ.

Nếu an trí Kinh này trong một tượng Phật, rồi để vào trong một ngôi tháp, thì tượng sẽ được làm bằng bảy báu, linh nghiệm cảm ứng theo tâm tưởng--không nguyện vọng gì mà chẳng toại.

Hãy tùy theo khả năng của mình mà xây tháp bằng đất, gỗ, đá, hay gạch và trang trí lọng che, lưới giăng, luân đường, lộ bàn, mái che, chuông gió, móng nền, hay bậc thềm. Do bởi uy lực của Kinh, tháp sẽ tự nhiên thành bảy báu. Thêm nữa, tất cả Như Lai sẽ gia tăng uy lực của Kinh này. Với lời thành thật, chư Như Lai sẽ gia trì không gián đoạn.

Nếu có chúng sanh nào có thể lễ bái và cúng dường dù chỉ một nén hương hay một cành hoa ở trước tháp này, thì 80 ức kiếp sanh tử trọng tội của họ sẽ tức khắc tiêu diệt. Ở đời hiện tại, họ được thoát miễn tai ương, và khi chết sẽ sanh vào nhà của chư Phật.

Giả sử có ai đáng phải đọa Địa ngục Vô Gián, nhưng dù họ chỉ một lần lễ bái hoặc đi nhiễu bên phải ở tháp này, thì cánh cửa địa ngục sẽ đóng bít và con đường tuệ giác rộng mở.

Lại nữa, tất cả Như Lai sẽ dùng thần lực mà hộ vệ ở tại nơi tháp và hình tượng được an trí Kinh này.

- Nơi ấy sẽ không bị gió bão hay sấm sét tàn hại.
- Nơi ấy sẽ không bị quấy nhiễu bởi rắn độc, bọ cạp, hay những côn trùng độc hại khác.
- Nơi ấy sẽ không bị sư tử, voi điên, cọp, sói, dã can, ong, hay rết gây hại.
- Nơi ấy cũng chẳng bị khủng bố bởi quỷ tiệp tật, quỷ bạo ác, quỷ tinh linh, quỷ hút tinh khí, yêu tinh yêu quái, hay bệnh động kinh.
- Nơi ấy cũng chẳng bị truyền nhiễm bởi mọi chứng bệnh nóng lạnh, các bệnh lở loét, ghẻ hủi, hay ung nhọt.

Nếu ai chỉ thoáng thấy tháp này thì sẽ có thể diệt trừ tất cả tai nạn. Sáu loại gia súc, người lớn, và các em bé gái trai sẽ không bị ôn dịch lây nhiễm.

- Họ sẽ không bị chết oan hay chết yểu đột ngột.
- Họ sẽ không bị dao gậy hay nước lửa gây hại.
- Họ sẽ không bị giặc cướp hay oán thù xâm hại.
- Họ cũng không phải lo âu về đói kém hay nghèo túng.
- Bùa chú trù ếm sẽ chẳng thể tổn hại đến họ.

- Tứ Đại Thiên Vương cùng hàng quyến thuộc sẽ ngày đêm hộ vệ họ.
- 28 bộ của đại tướng tiệp tật, nhật nguyệt ngũ tinh, và tràng vân tuệ tinh sẽ ngày đêm hộ vệ họ.
- Tất cả long vương sẽ làm mưa đúng thời và gia tăng tinh khí cho họ.
- Tất cả chư thiên, bao gồm chư thiên ở trời Tam Thập Tam, sẽ bay xuống để cúng dường họ vào mỗi ngày ba thời.
- Tất cả tiên nhân sẽ tụ tập ba thời mỗi ngày để nhiễu quanh tháp, ca vịnh, đảnh lễ, cảm tạ, và chiêm ngưỡng.
- Năng Thiên Đế cùng với các thiên nữ sẽ bay xuống cúng dường ở ba thời ban ngày và ba thời ban đêm.

Nơi đó liền được tất cả Như Lai hộ niệm và gia trì. Do trong tháp có Kinh này nên mới có những việc như vậy.

Nếu ai dùng đất, đá, gỗ, vàng, bạc, đồng, hoặc chì để xây tháp, rồi biên chép thần chú này và an trí vào bên trong, khi mới vừa an trí xong, tháp đó sẽ trở thành tháp bảy báu. Bậc thềm ở trên và dưới, lộ bàn, lọng che, chuông gió, và luân đường sẽ làm toàn bằng bảy báu. Bốn mặt của tháp lại có hình tượng Như Lai. Do vì có Pháp yếu nên tất cả Như Lai sẽ kiên trụ hộ trì ngày đêm mà chẳng rời khỏi. Do uy lực của thần chú, tháp bảy báu có diệu bảo tạng của toàn thân xá-lợi, sẽ vọt cao đến giữa Cung trời Sắc Cứu Cánh; tháp đứng sừng sững. Hết thảy chư thiên ngày đêm sẽ chiêm ngưỡng, thủ hộ, và cúng dường."
Ngài Kim Cang Thủ bạch rằng:

"Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Pháp này có công đức thù thắng như thế?"

Đức Phật bảo:

"Phải biết đây là do sức uy thần của Bảo Khiếp Ấn Thần Chú này."

Ngài Kim Cang Thủ thưa rằng:

"Kính mong Như Lai thương xót chúng con mà tuyên thuyết thần chú này."

Đức Phật bảo:

"Hãy lắng nghe, tư duy, và chớ lãng quên! Phân thân uy quang của tất cả Như Lai ở hiện tại cùng vị lai và toàn thân xá-lợi của chư Phật quá khứ đều tại Bảo Khiếp Ấn Thần Chú. Ba Thân của chư Như Lai kia cũng ở tại trong này."

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói chú rằng:

Tiếng Phạng

|| namas tryadhvikānāṁ sarva tathāgatānāṁ
|
| oṁ bhuvi-bhavana-vare
|
| vacana-vacati suru suru dhara dhara
|
| sarva tathāgata dhātu dhare
|
| padmaṁ bhavati jaya vare mudre
|
| smara tathāgata dharma-cakra pravartana vajre bodhimaṇḍālaṁkārālaṁkṛte
|
| sarva tathāgatādhiṣṭhite
|
| bodhaya bodhaya bodhi bodhi
|
| budhya budhya saṁbodhani saṁbodhaya
|
| cala cala calantu
|
| sarvāvaraṇāni sarva pāpa vigate
|
| huru huru sarva śoka vigate
|
| sarva tathāgata hṛdaya vajriṇi
|
| saṁbhāra saṁbhāra
|
| sarva tathāgata guhya dhāraṇī-mudre
|
| bhūte subhūte
|
| sarva tathāgatādhiṣṭhita dhātu garbhe svāhā
|
| samayādhiṣṭhite svāhā
|
| sarva tathāgata hṛdaya dhātu mudre svāhā
|
| supratiṣṭhita stūpe tathāgatādhiṣṭhite huru huru hūṁ hūṁ svāhā
|
| oṁ sarva tathāgatoṣṇīṣa dhātu mudrāṇi
|
| sarva tathāgata sadhātu vibhūṣitādhiṣṭhite hūṁ hūṁ svāhā ||

Bản Dịch


|| nam mác, tri a đờ vi ca nâm, sa qua, ta tha ga ta nâm
|
| ôm, bu vi - ba qua na - va re
|
| va cha na - va cha ti, su ru, su ru, đa ra, đa ra
|
| sa qua, ta tha ga ta, đa tu, đa re
|
| bách mâm, ba qua ti, cha da, va re, mu đờ re
|
| sờ ma ra, ta tha ga ta, đa ma - chất cờ ra, bờ ra qua ta na, va chờ re, bô đi man đa lâm ca ra lâm cờ ri te
|
| sa qua, ta tha ga ta a đi sờ thi te
|
| bô đa da, bô đa da, bô đi, bô đi
|
| bu đi a, bu đi a, sâm bô đa ni, sâm bô đa da
|
| cha la, cha la, cha lan tu
|
| sa qua va ra na ni, sa qua, ba ba, vi ga te
|
| hu ru, hu ru, sa qua, sô ca, vi ga te
|
| sa qua, ta tha ga ta, hê ri đa da, va chờ ri ni
|
| sâm ba ra, sâm ba ra
|
| sa qua, ta tha ga ta, gu hy a, đa ra ni - mu đờ re
|
| bu te, su bu te
|
| sa qua, ta tha ga ta a đi sờ thi ta, đa tu, ga be, sờ qua ha
|
| sa ma da a đi sờ thi te, sờ qua ha
|
| sa qua, ta tha ga ta, hê ri đa da, đa tu, mu đờ re, sờ qua ha
|
| su bờ ra ti sờ thi ta, sờ tu be, ta tha ga ta a đi sờ thi te, hu ru, hu ru, hùm, hùm, sờ qua ha
|
| ôm, sa qua, ta tha ga tô sờ ni sa, đa tu, mu đờ ra ni
|
| sa qua, ta tha ga ta, sa đa tu, vi bu si ta a đi sờ thi te, hùm, hùm, sờ qua ha ||


***********

Khi Đức Phật nói thần chú này xong, chư Phật Như Lai ở trong đồn đất vang ra tiếng ngợi khen rằng:

"Lành thay, lành thay, Năng Nhân Thế Tôn! Ngài đã có thể hiện ra ở trong đời ác trược, vì muốn làm lợi ích cho những chúng sanh không nơi nương tựa, không chỗ cậy trông mà diễn nói Pháp thâm sâu, và khiến Pháp yếu như vậy trụ lâu dài ở thế gian để mang đến ích lợi rộng lớn và an ổn vui sướng."

Lúc ấy Phật bảo ngài Kim Cang Thủ:

"Lắng nghe, lắng nghe! Pháp yếu như vậy có thần lực vô cùng, lợi ích vô biên. Nó ví như ở trên tràng phan có như ý châu, luôn mưa xuống trân bảo và mãn nguyện hết thảy điều mong ước.

Ta bây giờ sẽ lược giảng một phần vạn của những sự lợi ích đó. Ông hãy ghi nhớ và thọ trì để làm lợi ích cho tất cả.

Sau khi chết, nếu có kẻ ác nào bị đọa địa ngục để chịu khổ không gián đoạn mà chẳng có kỳ hạn ra khỏi, như có con cháu nào của họ xưng tên của vong linh và tụng thần chú ở trên, thì khi vừa xong bảy lần, đồng nung sắt nóng sẽ hốt nhiên biến thành ao nước tám công đức, hoa sen nâng đỡ dưới chân, và lọng báu che trên đầu của tội nhân. Khi ấy, cửa địa ngục tan vỡ và Phật Đạo rộng mở. Rồi hoa sen đó sẽ chở họ bay đến Thế giới Cực Lạc. Khi sanh về cõi nước kia, Nhất Thiết Chủng Trí sẽ tự nhiên hiển lộ. Họ sẽ vô cùng vui thích thuyết Pháp và đắc quả vị Nhất Sanh Bổ Xứ.

Lại nữa, như có chúng sanh nào do tội báo thâm trọng nên phải chịu hàng trăm chứng bệnh vào thân, thống khổ bức tâm, nhưng nếu họ tụng thần chú này 21 lần thì trăm bệnh muôn sầu sẽ đồng thời tiêu diệt, thọ mạng diên trường, phước đức vô tận.

Giả sử lại có người do nghiệp tham lam bỏn xẻn nên phải sanh ra trong gia đình bần tiện, quần áo chẳng đủ che thân, miếng ăn chẳng đủ lót bụng, gầy gò héo hon, ai trông thấy đều khinh bỉ. Nhưng nếu người này sanh tâm xấu hổ và hổ thẹn, họ vào rừng hái hoa dại, nghiền gỗ mục làm hương bột, rồi đi đến trước tháp mà lễ bái cúng dường, nhiễu bên phải bảy vòng, và rơi lệ sám hối lỗi lầm, thì do bởi thần lực của chú cùng uy đức của tháp nên quả báo bần cùng của họ sẽ liền tiêu diệt. Phú quý hốt nhiên chợt đến, bảy báu rơi xuống như mưa, và họ sẽ chẳng thiếu hụt thứ gì. Ở lúc đó, họ cần phải kính trọng Phật Pháp và bố thí cho kẻ nghèo túng. Giả như họ keo kiệt bủn xỉn thì tài bảo liền hốt nhiên biến mất.

Giả sử lại có người vì muốn gieo trồng căn lành, họ lấy bùn hoặc gạch mà xây tháp tùy theo khả năng. Tháp đó có thể chỉ lớn như trái xoài và cao bốn lóng tay. Sau đó, họ biên chép thần chú, an trí vào bên trong tháp, rồi cầm hương hoa để cúng dường và lễ bái. Do bởi uy lực của thần chú này cùng với tín tâm của họ, ở trong tháp nhỏ sẽ tự nhiên tỏa ra mây hương lớn. Mùi hương và ánh sáng của đám mây trùm khắp Pháp Giới, thoang thoảng thơm ngát, và rộng làm Phật sự. Công đức mà họ sẽ có được thì cũng như đã nói ở trên. Nói tóm lại, không nguyện gì mà chẳng toại.
Vào thời Mạt Pháp, trong bốn chúng đệ tử, hoặc thiện nam tín nữ nào, nếu có ai vì Đạo vô thượng mà tận lực tạo tháp và an trí thần chú, thì công đức có được sẽ chẳng thể nào nói hết.

Nếu có người đến nơi tháp để cầu phước, họ mang theo một nén hương hay một cành hoa để cúng dường, lễ bái, và đi vòng bên phải, thì do bởi công đức ấy:

- Quan vị vinh hiển, không cầu tự đến.
- Phú quý trường thọ, không mong tự tăng.
- Oan gia giặc cướp, không đánh tự bại.
- Oán niệm bùa chú, không diệt tự lui.
- Dịch bệnh tà khí, không trừ tự lánh.
- Chồng hiền vợ thảo, không cầu tự được.
- Trai hiền gái xinh, không mong tự sanh.
- Tất cả sở nguyện, tùy ý mãn túc.


Nếu có quạ, diều hâu, chim sẻ, chim kiêu, tu hú, bồ câu, cú mèo, chó sói, dã can, ruồi, muỗi, kiến, hay những loài trùng khác, mà chỉ tạm đến dưới bóng của tháp hoặc giẫm lên cỏ nơi đó, thì nghiệp chướng liền được tồi phá và chúng sẽ nhận biết vô minh. Chúng sẽ hốt nhiên vào nhà của Phật và tùy ý tiếp lãnh Pháp tài. Huống nữa là có người nào thấy tháp, nghe tiếng chuông, nghe tên danh, hay ở dưới bóng của tháp, thì tội chướng của họ thảy diệt trừ, ước mong như ý, hiện đời an ổn, và khi chết sẽ sanh về Thế giới Cực Lạc.

Nếu có người tùy theo khả năng mà lấy cục bùn lấp vào chỗ gạch vỡ, hoặc cầm một hòn đá nhỏ kê vào chỗ tháp đang bị nghiêng, do bởi công đức này, họ sẽ được tăng phước diên thọ. Sau khi mạng chung, người ấy sẽ sanh làm vua Chuyển Luân.
Sau khi Ta diệt độ, nếu có ai trong bốn chúng đệ tử mà muốn cứu vớt chúng sanh ở cõi giới khổ đau, thì họ nên ở trước tháp này mà cúng dường hương hoa, chí tâm phát nguyện, và tụng niệm thần chú. Khi ấy, mỗi từ mỗi câu của thần chú sẽ phóng đại quang minh, chiếu đến chúng sanh ở ba đường ác, và diệt trừ hết mọi thống khổ. Khi chúng sanh đã thoát khỏi ách khổ, hạt giống Phật sẽ nảy mầm; họ sẽ tùy ý vãng sanh về tịnh độ ở mười phương.

Nếu có người ở trên đỉnh núi cao mà chí tâm tụng chú này, thì tất cả chúng sanh ở trong tầm mắt của họ--gồm những loài có lông, vẩy, hoặc mai--cư trú gần hay xa, ở trong thung lũng, núi rừng, dòng suối, sông hồ, hay biển khơi, thì nghiệp chướng của chúng liền được tồi phá. Chúng sẽ nhận biết vô minh, hiển hiện bổn hữu của ba loại Phật tánh, và cứu cánh sẽ vào trong an lạc của Đại Tịch Diệt.

Nếu có ai đi cùng trên con đường của người tụng chú kia, như họ được làn gió thổi qua áo, hoặc giẫm lên dấu chân, hoặc chỉ thấy mặt, hoặc chỉ trò chuyện vài câu với người tụng chú kia, thì trọng tội của những người như vậy đều sẽ diệt trừ và thân ngữ ý nghiệp thành tựu viên mãn."
Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Kim Cang Thủ:

"Ta nay phó chúc thần chú bí mật và Kinh điển này cho các ông. Hãy tôn trọng, hộ trì và lưu truyền ở thế gian. Hãy truyền thọ cho chúng sanh và chớ để đoạn tuyệt."

Ngài Kim Cang Thủ thưa rằng:

"Con nay rất vinh hạnh được Thế Tôn phó chúc. Vì muốn báo đáp ân đức thâm trọng của Thế Tôn, chúng con ngày đêm sẽ cố gắng hộ trì, tuyên dương, và lưu truyền khắp thế gian.

Nếu có chúng sanh nào biên chép, thọ trì, và luôn mãi ghi nhớ, thì chúng con sẽ sai Năng Thiên Đế, Phạm Vương, Bốn Vị Thiên Vương, cùng thiên long bát bộ mà ngày đêm hộ vệ cho họ và chẳng khi nào tạm rời xa."

Đức Phật bảo:

"Lành thay, Kim Cang Thủ! Ông vì muốn hết thảy chúng sanh ở trong đời vị lai được sự lợi ích to lớn nên mới hộ trì Pháp này."
Sau khi Thế Tôn đã tuyên thuyết Bảo Khiếp Ấn Thần Chú này và rộng làm Phật sự xong, Ngài đến nhà của Phạm Chí tiếp thọ cúng dường, hầu khiến cho trời người được phước lợi lớn. Sau đó, Ngài trở về bổn xứ.

Lúc bấy giờ các đại chúng, gồm có: Bhikṣu [bíc su], Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, trời, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, tất cả đều sanh tâm đại hoan hỷ và tín thọ phụng hành.
1)- Chú Lăng Nghiêm :

Công dụng của Thần Chú Lăng Nghiêm, theo Triết Lý Đạo Phật hay Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm trong Phật Học Phổ Thông Khoá VI và VII của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, trang 255 và 266 đức Phật nói : "Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề không thể trừ được, ông (chỉ ông A Nan) nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng-nghiêm này thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt" và đức Phật nói tiếp : "Sau khi ta diệt độ các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này thì các tai nạn: thủy tai, hoả hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỉ quái, v.v... đều chẳng hại được".
Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm này để nhờ thần lực chuyển hoá. Điều đó chính đức Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm : "Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được thành quả Thánh, huống chi các ông là bậc Thanh văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thâu gió tung bụi, chẳng có khó gì."


Thần Chú Lăng Nghiêm tiếng Việt

Nam-Mô-Lăng-Nghiêm Hội-Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Diệu trạm tổng trì bất động tôn,
Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hi hữu,
Tiêu Ngã ức kiếp điên-đảo tưởng.
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân,
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương,
Hườn độ như thị hằng sa chúng,
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vị báo Phật ân:
Phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng minh,
Ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
Đại –hùng đại -lực đại -từ-bi,
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc,
Linh ngã tảo đăng vô -thượng giác,
Ư thập phương giới tọa đạo tràng ;
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong,
Thước –ca –ra tâm vô động chuyển.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Phật.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Pháp.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Tăng.
Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam-mô Phật Đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm.
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam-mô Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát.
Nhĩ thời Thế-Tôn,
Tùng nhục-kế trung,
Dõng bá bảo-quang,
Quang trung dõng xuất ,
Thiên diệp bảo liên,
Hữu hóa Như-Lai,
Tọa bảo hoa trung,
Đảnh phóng thập đạo,
Bá bảo quang-minh,
Nhứt nhứt quang-minh,
Giai biến thị hiện,
Thập hằng hà sa,
Kim-Cang mật tích,
Kình sơn trì sử,
Biến hư-không giới,
Đại chúng ngưỡng quan,
Ủy ái kiêm bảo,
Cầu Phật ai hựu,
Nhứt tâm thính Phật,
Vô-kiến đảnh tướng ,
Phóng quang như Lai,
Tuyên thuyết thần chú:
Đệ Nhất
01. Nam-mô tát đát tha
02. Tô già đa da
03. A ra ha đế
04. Tam-miệu tam bồ đà tỏa
05. Nam mô tát đát tha
06. Phật đà cu tri sắc ni sam
07. Nam-mô tát bà
08. Bột đà bột địa
09. Tát đa bệ tệ
10. Nam-mô tát đa nẩm
11. Tam-miệu tam bồ đà
12. Cu tri nẩm
13. Ta xá ra bà ca
14. Tăng già nẩm
15. Nam-mô lô kê A-La-Hán đa nẩm.
16. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.
17. Nam-mô ta yết rị đà dà di nẩm.
18. Nam-mô lô kê tam-miệu dà đa nẩm.
19. Tam-miệu dà ba ra
20. Ðể ba đa na nẩm.
21. Nam-mô đề bà ly sắc nỏa.
22. Nam-mô tất đà da
23. Tỳ địa da
24. Ðà ra ly sắc nỏa.
25. Xá ba noa
26. Yết ra ha
27. Ta ha ta ra ma tha nẩm
28. Nam-mô bạt ra ha ma ni
29. Nam-mô nhơn dà ra da
30. Nam-mô bà dà bà đế
31. Lô đà ra da.
32. Ô ma bát đế
33. Ta hê dạ da.
34. Nam-mô bà dà bà đế
35. Na ra dả
36. Noa da
37. Bàn dá ma ha tam mộ đà da
38. Nam-mô tất yết rị đa da
39. Nam-mô bà dà bà đế
40. Ma ha ca ra da
41. Ðịa rị bác lặc na
42. Dà ra tỳ đà ra
43. Ba noa ca ra da.
44. A địa mục đế
45. Thi ma xá na nê
46. Bà tất nê
47. Ma đát rị dà noa
48. Nam-mô tất yết rị đa da
49. Nam-mô bà dà bà đế
50. Ða tha dà đa câu ra da
51. Nam-mô bát đầu ma câu ra da.
52. Nam-mô bạc xà ra câu ra da.
53. Nam-mô ma ni câu ra da
54. Nam-mô dà xà câu ra da
55. Nam-mô bà dà bà đế
56. Ðế rị trà
57. Du ra tây na.
58. Ba ra ha ra noa ra xà da
59. Ða tha dà đa da
60. Nam-mô bà dà bà đế
61. Nam-mô A di đa bà da
62. Ða tha dà đa da
63. A ra ha đế.
64. Tam-miệu tam bồ đà da
65. Nam-mô bà dà bà đế
66. A sô bệ da
67. Ða tha dà đa da
68. A ra ha đế
69. Tam-miệu tam bồ đà da
70. Nam-mô bà dà bà đế
71. Bệ xa xà da
72. Câu lô phệ trụ rị da
73. Bác ra bà ra xà da
74. Ða tha dà đa da.
75. Nam-mô bà dà bà đế
76. Tam bổ sư bí đa
77. Tát lân nại ra lặc xà da
78. Ða tha dà đa da
79. A ra ha đế
80. Tam-miệu tam bồ đà da
81. Nam-mô bà dà bà đế
82. Xá kê dã mẫu na duệ
83. Ða tha dà đa da
84. A ra ha đế
85. Tam-miệu tam bồ đà da
86. Nam-mô bà dà bà đế
87. Lặc đát na kê đô ra xà da
88. Ða tha dà đa da
89. A ra ha đế
90. Tam-miệu tam bồ đà da
91. Ðế biều
92. Nam-mô tát yết rị đa
93. ế đàm bà dà bà đa
94. Tát đác tha dà đô sắc ni sam
95. Tát đác đa bát đác lam
96. Nam-mô a bà ra thị đam
97. Bác ra đế
98. Dương kỳ ra
99. Tát ra bà
100. Bộ đa yết ra ha
101. Ni yết ra ha
102. Yết ca ra ha ni
103. Bạt ra bí địa da
104. Sất đà nể
105. A ca ra
106. Mật rị trụ
107. Bát rị đác ra da
108. Nảnh yết rị
109. Tát ra bà
110. Bàn đà na
111. Mục xoa ni
112. Tát ra bà
113. Ðột sắc tra
114. Ðột tất phạp
115. Bát na nể
116. Phạt ra ni
117. Giả đô ra
118. Thất đế nẩm
119. Yết ra ha
120. Ta ha tát ra nhã xà
121. Tỳ đa băng ta na yết rị
122. A sắc tra băng xá đế nẩm
123. Na xoa sát đác ra nhã xà
124. Ba ra tát đà na yết rị
125. A sắc tra nẩm
126. Ma ha yết ra ha nhã xà
127. Tỳ đa băng tát na yết rị
128. Tát bà xá đô lô
129. Nể bà ra nhã xà
130. Hô lam đột tất phạp
131. Nan giá na xá ni
132. Bí sa xá
133. Tất đác ra
134. A kiết ni
135. Ô đà ca ra nhã xà
136. A bát ra thị đa câu ra
137. Ma ha bác ra chiến trì
138. Ma ha điệp đa
139. Ma ha đế xà
140 Ma ha thuế đa xà bà ra
141. Ma ha bạt ra bàn đà ra
142. Bà tất nể
143. A rị da đa ra
144. Tỳ rị câu tri
145. Thệ bà tỳ xà da
146. Bạt xà ra ma lễ để
147. Tỳ xá lô đa
148. Bột đằng dõng ca
149. Bạt xà ra chế hắt na a giá
150. Ma ra chế bà
151. Bát ra chất đa
152. Bạt xà ra thiện trì
153. Tỳ xá ra giá
154. Phiến đa xá
155. Bệ để bà
156. Bổ thị đa
157. Tô ma lô ba
158. Ma ha thuế đa
159. A rị da đa ra
160. Ma ha bà ra a bác ra
161. Bạt xà ra thương yết ra chế bà
162. Bạt xà ra câu ma rị
163. Câu lam đà rị
164. Bạt xà ra hắt tát đa giá
165. Tỳ địa da
166. Kiền dá na
167. Ma rị ca
168. Khuất tô mẫu
169. Bà yết ra đá na
170. Bệ lô giá na
171. Câu rị da
172. Dạ ra thố
173. Sắc ni sam
174. Tỳ chiếc lam bà ma ni giá.
175. Bạt xà ra ca na ca ba ra bà.
176. Lồ xà na
177. Bạt xà ra đốn trỉ giá
178. Thuế đa giá
179. Ca ma ra
180. Sát sa thi
181. Ba ra bà.
182. ế đế di đế
183. Mẫu đà ra
184. Yết noa.
185. Ta bệ ra sám
186. Quật phạm đô
187. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Nhị
188. Ô Hồng
189. Rị sắc yết noa
190. Bác lặc xá tất đa
191. Tát đác tha
192. Già đô sắc ni sam
193. Hổ hồng đô lô ung
194. Chiêm bà na
195. Hổ hồng đô lô ung
196. Tất đam bà na
197. Hổ hồng đô lô ung
198. Ba ra sắc địa da
199. Tam bác xoa
200. Noa yết ra
201. Hổ hồng đô lô ung
202. Tát bà dược xoa
203. Hắt ra sát ta
204. Yết ra ha nhã xà
205. Tỳ đằng băng tát na yết ra
206. Hổ hồng đô lô ung
207. Giả đô ra
208. Thi để nẩm
209. Yết ra ha
210. Ta ha tát ra nẩm
211. Tỳ đằng băng tát na ra
212. Hổ hồng đô lô ung
213. Ra xoa
214. Bà già phạm
215. Tát đác tha
216. Già đô sắc ni sam
217. Ba ra điểm
218. Xà kiết rị
219. Ma ha ta ha tát ra
220. Bột thọ ta ha tát ra
221. Thất rị sa
222. Câu tri ta ha tát nê
223. Ðế lệ a tệ đề thị bà rị đa
224. Tra tra anh ca
225. Ma ha bạt xà lô đà ra
226. Ðế rị bồ bà na
227. Man trà ra
228. Ô hồng
229. Ta tất đế
230. Bạt bà đô
231. Mạ mạ
232. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Tam
233. Ra xà bà dạ
234. Chủ ra bạt dạ
235. A kỳ ni bà dạ
236. Ô đà ca bà dạ
237. Tỳ xa bà dạ
238. Xá tát đa ra bà dạ
239. Bà ra chước yết ra bà dạ
240. Ðột sắc xoa bà dạ
241. A xá nể bà dạ
242. A ca ra
243. Mật rị trụ bà dạ
244. Ðà ra nị bộ di kiếm
245. Ba già ba đà bà dạ
246. Ô ra ca bà đa bà dạ
247. Lặc xà đàn trà bà dạ
248. Na dà bà dạ
249. Tỳ điều đát bà dạ
250. Tô ba ra noa bà dạ
251. Dược xoa yết ra ha
252. Ra xoa tư yết ra ha
253. Tất rị đa yết ra ha
254. Tỳ xá giá yết ra ha
255. Bô đa yết ra ha
256. Cưu bàn trà yết ra ha
257. Bổ đơn na yết ra ha
258. Ca tra bổ đơn na yết ra ha
259. Tất kiền độ yết ra ha
260. A bá tất ma ra yết ra ha
261. Ô đàn ma đà yết ra ha
262. Xa dạ yết ra ha
263. Hê rị bà đế yết ra ha
264. Xả đa ha rị nẩm
265. Yết bà ha rị nẩm
266. Lô địa ra ha rị nẩm
267. Mang ta ha rị nẩm
268. Mê đà ha rị nẩm
269. Ma xà ha rị nẩm
270. Xà đa ha rị nữ
271. Thị tỷ đa ha rị nẩm
272. Tỳ đa ha rị nẩm
273. Bà đa ha rị nẩm
274. A du giá ha rị nữ
275. Chất đa ha rị nữ
276. Ðế sam tát bệ sam
277. Tát bà yết ra ha nẩm
278. Tỳ đà dạ xà
279. Sân đà dạ di
280. Kê ra dạ di
281. Ba rị bạt ra giả ca
282. Hất rị đởm
283. Tỳ đà dạ xà
284. Sân đà dạ di
285. Kê ra dạ di
286. Trà diễn ni
287. Hất rị đởm
288. Tỳ đà dạ xà
289. Sân đà dạ di
290. Kê ra dạ di
291. Ma ha bát du bát đác dạ
292. Lô đà ra
293. Hất rị đởm
294. Tỳ đà dạ xà
295. Sân đà dạ di
296. Kê ra dạ di
297. Na ra dạ noa
298. Hất rị đởm
299. Tỳ đà dạ xà
300. Sân đà dạ di
301. Kê ra dạ di
302. Ðát đỏa dà lô trà tây
303. Hất rị đởm
304. Tỳ đà dạ xà
305. Sân đà dạ di
306. Kê ra dạ di
307. Ma ha ca ra
308. Ma đác rị già noa
309. Hất rị đởm
310. Tỳ đà dạ xà
311. Sân đà dạ di
312. Kê ra dạ di
313. Ca ba rị ca
314. Hất rị đởm
315. Tỳ đà dạ xà
316. Sân đà dạ di.
317. Kê ra dạ di
318. Xà dạ yết ra
319. Ma độ yết ra
320. Tát bà ra tha ta đạt na
321. Hất rị đởm
322. Tỳ đà dạ xà
323. Sân dà dạ di
324. Kê ra dạ di
325. Giả đốt ra
326. Bà kỳ nể
327. Hất rị đởm
328. Tỳ đà dạ xà
329. Sân đà dạ di
330. Kê ra dạ di
331. Tỳ rị dương hất rị tri
332. Nan đà kê sa ra
333. Dà noa bác đế
334. Sách hê dạ
335. Hất rị đởm
336. Tỳ đà dạ xà
337. Sân đà dạ di
338. Kê ra dạ di
339. Na yết na xá ra bà noa
340. Hất rị đởm
341. Tỳ đà dạ xà
342. Sân đà dạ di
343. Kê ra dạ di
344. A-la-hán
345. Hất rị đởm
346. Tỳ đà dạ xà
347. Sân đà dạ di
348. Kê ra dạ di
349. Tỳ đa ra dà
350. Hất rị đởm
351. Tỳ đà dạ xà
352. Sân đà dạ di
353. Kê ra dạ di
354. Bạt xà ra ba nể
355. Câu hê dạ câu hê dạ
356. Ca địa bát đế
357. Hất rị đởm
358. Tỳ đà dạ xà
359. Sân đà dạ di
360. Kê ra dạ di
361. Ra xoa vỏng
362. Bà dà phạm
363. ấn thố na mạ mạ tỏa
Ðệ Tứ
364. Bà dà phạm
365. Tát đác đa bát đác ra
366. Nam-mô tý đô đế
367. A tất đa na ra lặc ca
368. Ba ra bà
369. Tất phổ tra
370. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị
371. Thập Phật ra thập Phật ra
372. Ðà ra đà ra
373. Tần đà ra tần đà ra
374. Sân đà sân đà
375. Hổ hồng hổ hồng.
376. Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra.
377. Ta ha
378. Hê hê phấn
379. A mâu ca da phấn
380. A ba ra đề ha da phấn
381. Ba ra bà ra đà phấn
382. A tố ra
383. Tỳ đà ra
384. Ba ca phấn
385. Tát bà đề bệ tệ phấn
386. Tát bà na dà tệ phấn
387. Tát bà dược xoa tệ phấn
388. Tát bà kiền thát bà tệ phấn
389. Tát bà bổ đơn na tệ phấn
390. Ca tra bổ đơn na tệ phấn
391. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn.
392. Tát bà đột sáp tỷ lê
393. Hất sắc đế tệ phấn
394. Tát bà thập bà lê tệ phấn
395. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn
396. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn.
397. Tát bà địa đế kê tệ phấn
398. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn
399. Tát bà tệ đà da
400. Ra thệ giá lê tệ phấn
401. Xà dạ yết ra
402. Ma độ yết ra
403. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn.
404. Tỳ địa dạ
405. Giá lê tệ phấn
406. Giả đô ra
407. Phược kỳ nể tệ phấn
408. Bạt xà ra
409. Câu ma rị;
410. Tỳ đà dạ
411. La thệ tệ phấn
412. Ma ha ba ra đinh dương
413. Xoa kỳ rị tệ phấn
414. Bạt xà ra thương yết ra dạ
415. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn
416. Ma ha ca ra dạ
417. Ma ha mạt đát rị ca noa
418. Nam-mô ta yết rị đa da phấn.
419. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn
420. Bột ra ha mâu ni duệ phấn
421. A kỳ ni duệ phấn
422. Ma ha yết rị duệ phấn
423. yết ra đàn tri duệ phấn
424. Miệc đát rị duệ phấn
425. Lao đát rị duệ phấn
426. Giá văn trà duệ phấn
427. Yết la ra đác rị duệ phấn.
428. Ca bát rị duệ phấn
429. A địa mục chất đa
430. Ca thi ma xá na
431. Bà tư nể duệ phấn
432. Diễn kiết chất
433. Tát đỏa bà tỏa
434. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Ngũ

435. Ðột sắc tra chất đa
436. A mạt đác rị chất đa
437. Ô xà ha ra
438. Dà ba ha ra
439. Lô địa ra ha ra
440. Ta bà ha ra
441. Ma xà ha ra
442. Xà đa ha ra
443. Thị tỉ đa ha ra
444. Bạt lược dạ ha ra
445. Kiền đà ha ra
446. Bố sữ ba ha ra
447. Phả ra ha ra
448. Bà tả ha ra
449. Bát ba chất đa
450. Ðột sắc tra chất đa.
451. Lao đà ra chất đa
452. Dược xoa yết ra ha
453. Ra sát ta yết ra ha
454. Bế lệ đa yết ra ha
455. Tỳ xá giá yết ra ha
456. Bộ đa yết ra ha
457. Cưu bàn trà yết ra ha
458. Tất kiền đà yết ra ha
459. Ô đát ma đà yết ra ha
460. Xa dạ yết ra ha
461. A bá tất ma ra yết ra ha.
462. Trạch khê cách
463. Trà kỳ ni yết ra ha
464. Rị Phật đế yết ra ha
465. Xà di ca yết ra ha
466. Xá câu ni yết ra ha
467. Lao đà ra
468. Nan địa ca yết ra ha
469. A lam bà yết ra ha
470. Kiền độ ba ni yết ra ha
471. Thập phạt ra
472. Yên ca hê ca
473. Trị đế dược ca
474. Ðát lệ đế dược ca
475. Giả đột thác ca
476. Ni đề thập phạt ra
477. Tỉ sam ma thập phạt ra
478. Bạt để ca
479. Tỷ để ca
480. Thất lệ sắc mật ca
481. Ta nể bát để ca
482. Tát bà thập phạt ra
483. Thất lô kiết đế
484. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm
485. A ỷ lô kiềm
486. Mục khê lô kiềm
487. Yết rị đột lô kiềm
488. Yết ra ha
489. Yết lam yết noa du lam
490. Ðản đa du lam
491. Hất rị dạ du lam
492. Mạt mạ du lam
493. Bạt rị thất bà du lam
494. Tỷ lật sắc tra du lam
495. Ô đà ra du lam
496. Yết tri du lam
497. Bạt tất đế du lam
498. Ô lô du lam
499. Thường dà du lam
500. Hắc tất đa du lam
501. Bạt đà du lam
502. Ta phòng án dà
503. Bát ra trượng dà du lam
504. Bộ đa tỷ đa trà
505. Trà kỳ ni
506. Thập bà ra
507. Ðà đột lô ca
508. Kiến đốt lô kiết tri
509. Bà lộ đa tỳ
510. Tát bát lô
511. Ha lăng già
512. Du sa đát ra
513. Ta na yết ra
514. Tỳ sa dụ ca
515. A kỳ ni
516. Ô đà ca
517. Mạt ra bệ ra
518. Kiến đa ra
519. A ca ra
520. Mật rị đốt
521. Ðát liểm bộ ca
522. Ðịa lật lặc tra
523. Tỷ rị sắc chất ca
524. Tát bà na câu ra
525. Tứ dẫn dà tệ
526. Yết ra rị dược xoa
527. Ðác ra sô
528. Mạt ra thị
529. Phệ đế sam
530. Ta bệ sam
531. Tất đát đa bát đác ra
532. Ma ha bạt xà lô
533. Sắc ni sam
534. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam
535. Dạ ba đột đà
536. Xá dụ xà na
537. Biện đát lệ noa
538. Tỳ đà da
539. Bàn đàm ca lô di
540. Ðế thù
541. Bàn đàm ca lô di
542. Bát ra tỳ đà
543. Bàn đàm ca lô di
544. Ðát điệt tha
545. Án
546. A na lệ
547. Tỳ xá đề
548. Bệ ra
549. Bạt xà ra
550. Ðà rị
551. Bàn đà bàn đà nể
552. Bạt xà ra bán ni phấn
553. Hổ hồng đô lô ung phấn
554. Ta bà ha.
2) - Chú Đại Bi :
Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni giải thích : "Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ ra đời vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú Đại Bi này. Lúc đó Ngài mới trụ bực Sơ Địa, sau khi nghe chú này rồi thì siêu chứng lên bậc Bát Địa liền, Ngài thấy hiệu nghiệm như vậy liền phát đại nguyện rằng: "Nếu qua đời vị lai có thể đem thần chú này ra làm lợi ích cho chúng sanh thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tai ngàn con mắt," v.v...nguoiphattu.com
Ngài nguyện vừa xong thì quả nhiên tay mắt đều đầy đủ tất cả và lại được chư Phật Phóng quang soi đến thân Ngài, đồng thời soi khắp vô biên thế giới. Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng : "Người nào nếu trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác và chẳng đặng sanh về cõi Phật hay chẳng đặng những pháp Tam Muội, chẳng biện tài, sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là Đại Bi Tâm Đà La Ni". Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.
Theo Nhị Khoá Hiệp Giải của Hoà Thượng Thích Khánh Anh, trang 74 giải thích : "Thuở ấy, đức Quán Thế Âm rất kín nhiệm phóng ra hào quang lớn chiếu cả mười phương các cõi nước đều rực rỡ thành màu vàng ròng; rồi chấp tay bạch Phật rằng: Tôi có thần chú.... Đại Bi tâm Đà La Ni, nay tôi muốn nói ra để cho các chúng sanh đều đặng an lạc, vì nó có hiệu lực : tiêu trừ bệnh hoạn, tuổi sống lâu dài, thêm điều lành, dứt hết các tội, được toại tâm với sự mong cầu, nên được Phật hứa cho thuyết chú."
Đây là những sự linh ứng và diệu dụng của Thần Chú Đại Bi
*****.
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.

***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***
3)- Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni :

Theo Như Ý Tâm Đà La Ni: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại vì muốn cho chúng sanh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện nên Ngài bạch với Phật xin Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý sanh ra những ngọc bảo châu như ý, tuỳ nguyện muốn cầu việc gì cũng được.
Lúc Bồ Tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện của Ma Vương đều nổi lửa cháy sợ hãi không cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những kẻ thọ khổ trong địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sanh về cõi Trời.nguoiphattu.com
Người nào nhứt tâm trì tụng chú này thì các thứ tai nạn đều được tiêu trừ mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức Phật A Di Đà và Ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ.
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. 
Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả.
Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế,
rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha.
Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng.

Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.

4) - Thần Chú Tiêu Tai Cát Tường :
Theo Kinh Tiêu tai Cát Tường : "Khi Phật ở tại từng trời Tịnh Cư nói với các thiên chúng cùng các vị quản lý 28 ngôi sao và 12 cung thần rằng : "Có chú Xí Thạnh Quảng Đại Oai Đức Đà La Ni" của Phật Ta La Vương đã nói hồi trước. Ta nay thuyết ra đây là pháp để trừ những tai nạn. Nếu trong Đế đô quốc giới có các vị đặc trách sao yêu tinh đến làm những điều chướng nạn, hay những vị đặc trách sao quan hệ bổn mạng của nhân loại có gì bất tường phải lập đạo tràng, rồi khắc ký mà niệm chú này 108 biến thì tai chướng tức thời trừ diệt hết."
**********
Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta phạ hạ.
5) - Thần Chú Công Đức Bảo Sơn :
Theo Viên Nhơn Vãng Sanh có dẫn chứng Kinh Đại Tập nói rằng : "Nếu người tụng chú này một biến thì công đức cũng như lễ Kinh Đại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như phạm tội nặng đang đọa vào địa ngục A Tì mà nhứt tâm trì tụng chú này thì trong lúc mạng chung chắc đặng sanh về bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh bên cõi Tịnh Độ mà đặng thấy Phật A Di Đà."


“Nam Mô Phật Ðà Da
Nam Mô Ðạt Ma Da.
Nam Mô Tăng Dà Da.

Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha”.
6) - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề :
Câu chú này trích trong Kinh Chuẩn Đề. Bốn câu kệ đầu là : "Khể thủ quy y Tô tất Đế," v.v... cho đến "Duy nguyện từ bi thùy gia hộ" là của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Trong bốn câu kệ :
* Câu đầu là nói về Pháp Bảo : câu hai là nói về Phật Bảo; câu thứ ba là nói về Tăng Bảo; câu thứ tư là nói mình xin nhờ ơn sự gia hộ của Tam Bảo.
* Khể thủ quy y Tô Tất Đế : nghĩa là cúi đầu quy kính Pháp Viên Thành (pháp nhiệm mầu). Chữ Tô Tất Đế : nguyên tiếng Phạn là Susidhi, Tàu dịch là Diệu Thành Tựu, nghĩa là một pháp có năng lực thành tựu được hết thảy sự lý và thành tựu đặng hết thảy tâm nguyện của chúng sanh rất mầu nhiệm.
* Đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi (cu đê) : nghĩa là thành tâm đảnh lễ bảy trăm ức Phật. Chữ "Cu Chi" hay là "Cu Đê", nguyên tiếng Phạn là "Koti", Tàu dịch là bách ức, nghĩa là trăm ức; cho nên trên đây nói "thất cu chi" tức là số bảy trăm ức vậy.
* Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề : nghĩa là con nay xưng tán đức Đại Chuẩn Đề. Chữ "Chuẩn Đề", nguyên tiếng Phạn là "Candi", Tàu dịch có hai nghĩa : 1) Thi Vi, 2) Thành Tựu.
Thi Vi : nghĩa là lời nguyện rộng lớn đúng nơi lý và dùng đại trí để dứt vọng hoặc, vì đủ các nhơn hạnh để ra làm việc lợi tha cho chúng sanh, nên gọi là Thi Vi.
Thành Tựu : nghĩa là từ nơi pháp không mà hiện ra pháp giả rồi thành tựu đặng pháp tịch diệt.
Sở dĩ Chú này xưng là "Phật Mẫu Chuẩn Đề" là nói : Pháp là thầy và thiệt trí, là mẹ của chư Phật, cho nên bảy trăm ức Phật đều dùng pháp "Chuẩn Đề Tam Muội" mà chứng đạo Bồ Đề.
Trong kinh Chuẩn Đề nói rằng : Khi Phật ở vườn Kỳ Đà vì có tứ chúng bát bộ đông đủ, Ngài nghĩ thương những chúng sanh đời mạt pháp sau này, tội dày phước mỏng, nên mới nhập "Chuẩn Đề Định" mà thuyết thần chú như vầy:nguoiphattu.com
Nam Mô Tát Đa Nẩm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha, Án, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề, Ta bà Ha.
Phật nói : Nếu trì chú này mãn chín mươi vạn (900.000) biến thì diệt trừ được các tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng; cho đến nhà thế tục chẳng luận tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm trì tụng, liền được tiêu trừ tai nạn bệnh hoạn, tăng trưởng phước thọ. Khi tụng mãn 49 ngày, Bồ Tát Chuẩn Đề khiến hai vị Thánh thường theo người ấy hộ trì.
Nếu có người hoặc cầu mở trí tuệ, hoặc cầu chống tai nạn, hoặc cầu pháp thần thông, hoặc cầu đạo Chánh Giác, chỉ y theo pháp thiết lập đàn tràng, tụng đủ một trăm vạn (1.000.000) biến thì đặng đi khắp mười phương Tịnh Độ, phụng thờ chư Phật, nghe cả diệu pháp mà được chứng quả Bồ Đề.
****************
Thần chú
Khể thủ quy-y Tô-tất-đế,
Ðầu diện đảnh lễ thất cu chi.
Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn-Ðề,
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đề,
Cu chi nẩm,
Ðát điệt tha.
Án,
Chiết lệ chủ lệ Chuẩn-Ðề,
Ta bà ha.
7) Thần Chú Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni :
Chú này trích trong Kinh Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni. Kinh ấy nói : "Đức Thích Ca Thế Tôn nghĩ thương chúng sanh đoản mạng trong đời vị lai, muốn cho thêm được thọ số, hưởng được hạnh phúc, nên Phật nói với Đại Trí Huệ Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: những nhơn loại ở trong cõi Diêm Phù Đề này thọ mạng chỉ đặng trăm tuổi, mà ở trong số đó lại có phần đông người tạo lắm điều ác nghiệp nên bị tổn đức giảm kỷ thác yểu chết non. Nếu như nhơn loại thấy đặng chú này, hoặc biên chép, hoặc ấn tống, hoặc thọ trì đọc tụng thì lại tăng thọ mạng sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Bồ Đề."
Bài thần chú dưới đây :
Án, Nại mo bo cót ngỏa đế, a ba na mật đạp, A ưu rị a nạp, Tô tất nễ, Thiệt chấp đạp, Điệp tả ra tể giả, Đát tháp cả đạt giả, A ra ha đế, Tam dược tam bất đạt giả, Đát nễ giả tháp. Án, Tát rị ba, Tang tư cót rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, Ta ba ngỏa tỳ thuật đế, Mã hắt nại giả, Bát rị ngỏa rị tóa hắt.
8) - Thần Chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn :
Thần chú này được trích ra từ nơi Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Theo như trong kinh, đức Thích Ca Như Lai nói nếu có chứng bệnh gì mà cứ nhứt tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống vào thì các bệnh đều lành.
Còn như những người mà trọn đời thọ trì chú này thì đặng khỏi bệnh tật và được sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sanh về cõi Tịnh Lưu Ly. Nhưng phải biết rằng : chú này được gọi là "Quán Đảnh" là nói chú này do nơi đảnh quang của Phật mà thuyết ra. Người nào nếu thọ trì đọc tụng chú này mà đặng thanh tịnh ba nghiệp (thân, miệng, ý) thì hào quang Phật chiếu ngay đến nơi đảnh môn của người trì tụng ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy.
Nên biết ánh quang của Phật khác hơn ánh quang của ma, nguyên vì ánh quang của ma thì chói loà khiến cho người ta sợ hãi, còn ánh quang của Phật thì mát mẻ và làm cho ta vui mừng. Vậy ai là người thọ trì chú này hoặc niệm Phật cần phải phân biệt rõ hai cái ánh quang nói trên. Chớ đừng thấy ánh quang của ma lập lòe trước mắt như ngoại đạo nhìn nến, như kẻ nhìn nhang kia mà nhận lầm cho là thấy tánh.




Chú Dược Sư


than chu duoc suNam-mô bạt dà phạt đế
Bệ sát xả
Lụ rô thích lưu ly
Bát lặt bà
Hắt ra xà dã
Đát tha yết đa da
A ra hắt đế
Tam miệu tam bột đà da.
Ðát điệt tha.
Án
Bệ sát thệ
Bệ sát thệ
Bệ sát xã
Tam một yết đế tá ha

***************
9)- Thần Chú Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn :
Đức Quán Thế Âm có lòng Đại Bi rất tha thiết, bi nguyện của Bồ Tát rất thâm sâu, công đức độ sanh của Bồ Tát lan rộng khắp mười phương. Người nào thành tâm trì tụng chú này thì liền được lòng Đại Bi của Bồ Tát chắc chắn ủng hộ.
Quan Âm linh cảm Chân ngôn
Án, Ma ni bát di hồng. Ma hạc nghê nha Nạp, tích đô đặc ba dạt, tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cán nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, náp bốc rị, thưu chắt ban nạp nại ma lô kiết. Thuyết ra da tóa ha.

Ðức Quan Thế Âm có lòng địa bi rất thiết tha, đức độ sinh lan khắp; nếu người  thành tâm tụng chú trên, liền được lòng đại bi của bồ tát theo niệm đến cảm cho, chớ nghi mà hỏng!

10) - Thần Chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn :
Chú này được trích ra từ trong kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni. Kinh này nói : "Ngài Văn Thù Sư Lợi nghĩ thương về sau đến đời mạt pháp các chúng Tỳ Kheo phạm tội Tứ Trọng và các chúng Tỳ Kheo Ni phạm tội Bát Trọng thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú này; vì chú này là chú của bảy vị Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch mà đặng phước vô lượng".nguoiphattu.com
Tứ Trọng, Ngũ Nghịch là tội rất nặng, nếu không phải cách sám hối vô sanh thì tưởng không thể nào tiêu diệt cho đặng. Nhưng vì thần chú này là bảy vị Phật đời trước xứng tánh thuyết ra, cho nên những người trì tụng niệm niệm cũng phải xứng tánh để đặng lý vô sanh thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, cũng như nước sôi đổ vào tuyết thì tuyết liền bị tan biến ngay lập tức.
Thần chú:
Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế. Ni ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha già đế, Chân lăn càn đế, Ta bà ha.
11) - Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ :
Thần chú này được trích từ trong kinh Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Thần chú này có công dụng diệt được các trọng tội như : tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, Hủy Báng Chánh Pháp. Người nào nếu y pháp mà chí tâm trì tụng chú này thì Đức Phật A Di Đà thường trụ ở nơi đảnh đầu người ấy luôn cả ngày đêm mà ủng hộ, không cho oan gia thừa tiện nhiễu hại, trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung được vãng sanh Tịnh Độ.
Cách thức hành trì, Trước khi trì tụng chú này, hành giả phải tắm rửa, súc miệng cho sạch sẽ, ngày đêm sáu thời, thắp hương lễ Phật, quì gối trước bàn thờ, chấp tay cung kính trì tụng mỗi thời tối thiểu 21 biến thì được linh ứng và hoặc trì tụng được ba vạn (300.000) biến thì được thấy đặng Phật A Di Đà thọ ký.

Thần Chú Vãng Sanh Tiếng Việt:

Nam-mô a di đa bà dạ

Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
12) - Thần Chú Thiện Thiên Nữ :
Thần chú này được trích từ trong kinh Kim Quang Minh. Trong kinh Kim Quang Minh nói rằng : "Nếu chúng sanh nghe nói chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường thì những thứ thọ dụng như vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng đầy đủ hết thảy".
Thần chú :
Nam mô Phật đà, Nam mô đạt ma, Nam mô tăng già. Nam mô thất rị, Ma ha đế tỷ da, Đát nễ dã tha, Ba rị phú lầu na, Giá rị tam mạn đà, Đạt xá ni, Ma ha tỳ ha ra già đế, Tam mạn đà, tTỳ ni già đế, Ma ha ca rị giả, Ba nễ, Ba ra, Ba nễ, Tát rị phạ lật tha, Tam mạn đà, Tu bát lê đế, Phú lệ na, A rị na, Đạt ma đế, Ma ha tỳ cổ tất đế, Ma ha Di Lặc đế, Lâu phả tăng kỳ đế, Hê đế tỷ, Tăng kỳ hê đế, Tam mạn đà, A tha, A nậu Đà La Ni.

13. Chú Địa Tạng

Bồ tát Địa Tạng Vương là ai?

Địa Tạng Vương (tiếng Phạn: Ksitigarbha Bodhisattva – tiếng Nhật: Jizo) thường được gọi là Bồ tát của chúng sinh dưới địa ngục, vì lời nguyện sẽ không đạt được Phật quả cho đến khi địa ngục hoàn toàn trống rỗng.
“Khi địa ngục chưa trống rỗng, tôi nguyện không trở thành một vị Phật, chỉ sau khi tất cả chúng sinh được cứu, chính tôi sẽ nhận ra Bồ Đề.”
Ngoài những đau khổ dưới địa ngục, Bồ tát còn giúp chúng sinh trong các cõi khác, ví dụ như: con người, a-tu-la, ngạ quỷ, động vật và côn trùng. Ngài hy vọng bằng cách giảng dạy tất cả các sinh vật này, sẽ có thể ngăn chặn họ phạm tội nhiều hơn, và do đó giúp họ chấm dứt những đau khổ liên tục của họ.
Địa Tạng Vương Bồ tát thường bị nhầm lẫn với Đường Tam Tạng, một tu sĩ thời nhà Đường, người đã thực hiện một hành trình nguy hiểm để có được kinh điển Phật giáo. Đó là bởi vì cả hai đều mặc áo choàng sư và đội một cái vương miện trên đầu.
Trên khắp châu Á, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều thần chú cầu nguyện phước lành từ Bồ tát Địa Tạng Vương.  Thần chú được cho là từ các vị Phật bằng số hạt cát của sông Ganga. Ngài đã cúng dường cho họ và sau đó nhận được thần chú này.
Thần chú :
Oṃ Ha Ha Ha Vismaye Svāhā – Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha
Om / Namo Ksitigarbha Bodhisattva hoặc Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Om Pramardane Svaha
Namo Di Zhang Wang Pu sa
Om Ah Kshiti Garbha Thaleng Hum
14  Ý Nghĩa Câu Chú:OM MANI PADME HUM
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới
VI.- TỔNG KẾT :
Nên để ý các Kinh Chú của Phật để lại trong Đại Tạng thì rất nhiều, đa dạng theo mỗi vị Phật trình bày mỗi cách qua kinh nghiệm tu tập của mình. Các Thiền gia thời xưa qua kinh nghiệm của họ rút ra trong Đại tạng một số Kinh Chú theo nhu cầu phổ thông chẳng những cho quần chúng mà cho cả người xuất gia trong thời mạt pháp nghiệp trọng phước khinh ma cường pháp nhược này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để trì tụng là của những vị Phật, những vị Bồ Tát rất quan hệ với các chúng sanh nơi cõi Ta bà ngũ trược ác thế này. Còn các Kinh Chú khác của các vị Phật hay của các vị Bồ Tát khác chỉ quan hệ nhiều với các chúng sanh trong các cõi khác không có ngũ trược ác thế như cõi Ta Bà này. Những Kinh Chú mà các Thiền gia chọn ra để hành trì có những mục đích như sau 
1)- Những Kinh Tụng nêu trên ngoài sự Tu Huệ của hành giả và còn nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ giúp hành giả sớm hoàn thành hạnh nguyện đạt đạo.
2)- Còn các Kinh khác nhằm tu tập bao gồm Văn Huệ, Tư Huệ và Tu Huệ trong lãnh vực tự độ và tự giác mà không cần sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát quan hệ, được gọi là tự lực cánh sinh.
3)- Các Thần Chú nêu trên mà các Thiền gia chọn lựa được rút ra trong các Kinh Tạng của chư Phật chỉ dạy để các hành giả hành trì ngõ hầu đạt được ý nguyện mà không bị phân tâm, không bị loạn tưởng, không bị tẩu hoả nhập ma.
4)- Còn các Thần Chú khác một số không thấy trong các Kinh Phật mà chỉ thấy trong Mật Tông nếu như hành trì mà thiếu sự hướng dẫn chơn truyền qua sự kinh nghiệm của những người đi trước thì sẽ bị nguy hiểm phân tâm, loạn tưởng, tẩu hoả nhập ma.
Các Thiền gia Việt Nam cũng chọn những Kinh những Chú đã được liệt kê ở trước ngoài những mục đích và ý nghĩa vừa trình bày còn có mục đích khác là thể hiện văn hoá Phật Giáo Việt Nam mà các Thiền gia Việt Nam đem sự đạt đạo xây dựng quốc gia. Nhìn theo Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam, Nhị Thời Khoá Tụng mà các Thiền gia Việt Nam thường sử dụng trong khoá lễ hằng ngày dành cho các Thiền sinh hành trì, ngoài sự tu tập để chứng đắc và còn tiêu biểu cho ba hệ phái Thiền đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực văn hoá trải dài hơn 2000 năm lịch sử. Điều đó được thấy như :
a)- Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực thuần tuý thiền tập.
b)- Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng đóng góp xây dựng cho quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thiền Mật Tổng Hợp.
c)- Thiền Phái Thảo Đường đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thi Ca và Nghệ Thuật.
d)- Thiền phái Liễu Quán đã từng đóng góp xây dựng quốc gia Việt Nam trên lãnh vực Thiền Tịnh Song Tu. Từ những ý nghĩa và giá trị này, chúng ta là người Việt Nam không nên xem thường Nhị Thời Khoá Tụng mà Thiền gia Việt Nam đã chọn và cũng chứng minh rằng các Thiền gia Việt Nam nhờ Nhị Thời Khoá Tụng này được chứng đắc, cho nên mới để lại cho hậu thế hành trì./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

                                                                               Website designed by Bo De Tam                                ...